Dự án bản địa hoá của tựa game này là một dạng “crowdsourcing”, tức là góp sức bởi cộng đồng. Dễ dàng thấy được, hình thức này đã giúp Slay the Spire có thể tiếp cận đến nhiều quốc gia, ngôn ngữ và nhiều dịch giả hơn.
Đặc thù của dự án Slay the Spire
Tuy nhiên, đi cùng với đó, dự án gặp phải rất nhiều sự cố do việc thiếu sự kiểm soát trong toàn bộ quá trình. Ở các nhóm dịch các ngôn ngữ xảy ra các vấn đề xung đột, mâu thuẫn do có nhiều đội ngũ cùng dịch một thứ tiếng, không thống nhất ở nhiều điểm khác nhau.
Một dự án với hình thức crowdsourcing đòi hỏi người dịch phải tự lo liệu về tool dịch, thuật ngữ, đảm bảo vấn đề kỹ thuật - điều mà khó có thể có một cá nhân hoặc đội ngũ nào tại Việt Nam trước đó có thể thực hiện. Chính vì vậy, dự án bản địa hóa Slay the Spire tại Việt Nam đã từng có một vài người khởi động, nhưng mới gần như chỉ ở vạch xuất phát. Trong quá trình bản địa hóa Slay the Spire, nhà phát triển yêu cầu chúng tôi làm việc với các bạn người Việt đã từng bắt đầu dịch game trước đó (nhưng nay đã dừng lại). Sau khi, trao đổi và làm việc chúng tôi đã xác định được vấn đề và cũng hiểu mình sẽ phải cáng đáng toàn bộ dự án.
Chúng tôi đã làm gì để khắc phục vấn đề?
Về mặt nội dung, cả Team luôn dễ dàng nhanh chóng nắm bắt được các khái niệm và ý tưởng của nhà phát triển khi dịch. Bởi lẽ, chúng tôi đều là những người am hiểu về game và có cùng một niềm yêu thích với Slay the Spire.
Trong quá trình trao đổi với các team dịch khác, chúng tôi phát hiện họ đều dịch thẳng vào file JSON bằng tool edit như notepad. Điều này có thể tiện nhưng không tận dụng được thế mạnh của CAT tool như translation memory, termbase,...
Tuy nhiên trong quá trình hoàn thiện việc dịch, chúng tôi đã phát hiện ra vấn đề của Passolo không tương thích với dấu tiếng Việt. Điều ấy đã bắt buộc chúng tôi phải ngưng việc sử dụng Passolo và tìm ra một công cụ hỗ trợ khác.
Sau này, trong quá trình tìm hiểu chúng tôi quyết định chuyển sang sử dụng Smartcat, do Smartcat hỗ trợ định dạng JSON. Hơn thế nữa, Smartcat hỗ trợ CI/CD, phù hợp khi Slay the Spire có update, có thể tự động đưa đoạn văn bản mới chưa được dịch vào Smartcat để dịch.
Về mặt kỹ thuật, game lưu trữ text ở định dạng JSON, tại thời điểm ấy các CAT tool hỗ trợ định dạng này không nhiều. Chúng tôi đã thử dùng SDL Passolo để xử lý các file JSON, sau đó export ra để đưa vào game và nhận được bản dịch đúng ý.
MercTrans cũng rất may mắn khi nhận được sự hỗ trợ lớn từ nhà phát triển. Họ đã hướng dẫn cả team cách test bản dịch, lắng nghe tư vấn của chúng tôi khi chọn font, cũng như đồng ý với việc thay đổi cấu trúc văn bản để phù hợp với ngữ pháp tiếng Việt.
Đây là dự án lớn, nhiều người cùng tham gia, vì vậy việc có translation memory và termbase là điều rất quan trọng. Công cụ này sẽ giúp đồng bộ và thống nhất các định nghĩa khi dịch. Hơn thế nữa, việc edit bằng notepad rất có thể gây ra việc nhầm lẫn như edit nhầm vào code gây ra việc lỗi game. CAT tool đảm bảo người dịch chỉ edit vào phần cần dịch, để lại phần code của file JSON không ảnh hưởng.