CÂU CHUYỆN
Những công lao to lớn của ông đã được cả triều đình và nhiều tầng lớp nhân dân ghi nhận. Ông được triều đình phong chức Quốc Công tiết chế, tức là Tư lệnh tối cao của triều đại lúc bấy giờ. Đến khi mất được nhân dân vinh danh là Đức Thánh Trần, và lập đền thờ ở nhiều nơi.
Trong phong thuỷ, tượng đồng Trần Hưng Đạo là biểu tượng phong thuỷ của văn hoá Việt Nam.
Bài trí tượng đồng Hưng Đạo đại vương mang đến sự may mắn về đường công danh sự nghiệp, và tài lộc phú quý cho người chủ. Ý nghĩa này cũng là xuất phát từ việc Hưng Đạo vương khi còn sinh thời vẫn luôn nổi danh về tài trí và mưu dũng, công danh sự nghiệp luôn vững chắc và thăng tiến, người đời ai cũng nể phục, chứ không đem lòng ghen ghét, đố kị.
Không nên đặt tượng ở những nơi đông đúc và ồn ào, như chợ, nhà hàng, hoặc các quán ăn và nhà hàng. Cũng không nên bài trí tượng trong các không gian thiếu tôn nghiêm khác trong gia đình, ví dụ như phòng ngủ, phòng tắm hoặc nhà bếp, hoặc các nơi bụi bẩn, ẩm thấp, trong góc nhà,…
Nếu muốn thỉnh tượng Trần Hưng Đạo về để thờ cúng thì phải chọn nơi tôn nghiêm để thỉnh tượng về, nhờ thầy xem ngày tốt giờ đẹp để rước Đức Thánh về nhà. Ngoài ra, phải dùng nước rượu gừng để tẩy rửa sạch sẽ và khai quang cho tượng, có như thế thì tượng mới “linh” và phát huy hiệu quả phong thủy tốt nhất.
Vị trí đặt tượng Trần Hưng Đạo
Phòng làm việc hoặc văn phòng là nơi thích hợp nhất để bài trí tượng Hưng Đạo đại vương. Nên đặt tượng trên bàn hoặc đôn gỗ gần bàn làm việc hoặc cửa ra vào, để mặt tượng hướng ra phía cửa, có như thế thì hiệu quả phong thủy mới đạt mức cao nhất. Lưu ý là tượng phải được đặt trên cao khoảng 1 mét, chứ không được đặt tượng trực tiếp xuống đất.